Trung tâm tiền ảo của Mỹ đang cạnh tranh khi Trung quốc cấm

Ngoài việc thu hút giá điện thấp và các quy định ưu đãi, lệnh cấm tiền ảo của Trung Quốc cũng khiến các thợ mỏ chuyển các nhóm khai thác của họ sang Hoa Kỳ. Hàng loạt nhà kho tại mỏ khai thác bitcoin lớn nhất nước Mỹ ở Rockdale, Texas, dường như không ngừng lấp đầy bởi các máy khai thác tiền ảo, khiến quốc gia này trở thành trung tâm tiền ảo mới trên thế giới. Các biện pháp kiểm soát và đàn áp được thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc trong vài tháng qua đang thúc đẩy hoạt động khai thác tiền điện tử ở Hoa Kỳ. Chad Everett Harris, Giám đốc điều hành của nhóm khai thác Whinston của Riot Blockchain, cho biết: “Rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã đến Texas vì họ nhìn thấy những gì chúng tôi tìm thấy ở đây.”

Trung Quốc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh tiền ảo

Ngày 24/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) cho biết, các loại tiền ảo như Bitcoin, ETH và Tether (USDT) không được phát hành bởi các cơ quan quản lý tiền tệ và không mang tính pháp định, do đó không nên và không thể lưu hành như một loại tiền tệ hợp pháp.

Trung Quốc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh tiền ảo
Trung Quốc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh tiền ảo

Ngân hàng này cho biết, tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo. Là bất hợp pháp, bao gồm giao dịch giữa tiền tệ có chủ quyền và tiền ảo. Cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo với tư cách là đại lý. Cũng như các sàn giao dịch tiền ảo ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người Trung Quốc; thông qua internet.

Thông báo của PBC nêu rõ, tất cả các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Đều bị nghiêm cấm và sẽ bị loại bỏ theo quy định của pháp luật. Đồng thời lưu ý rằng những ai phạm tội do tham gia vào các hoạt động tài chính. Bất hợp pháp có liên quan sẽ bị truy tố trách nhiệm trước pháp luật.

Cùng ngày, 11 cơ quan chính phủ, bao gồm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC). Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Công an đã đưa khai thác tiền ảo vào lĩnh vực cần phải loại bỏ.

Bên trong mỏ đào Bitcoin ở thị trấn Rockdale, bang Texas, Mỹ

Trung Quốc từng là trung tâm đào tiền ảo lớn nhất thế giới. Chiếm hai phần ba tổng năng lượng khai thác toàn cầu vào tháng 9/2019. Nhưng điều này đã chấm dứt với hàng loạt lệnh đóng cửa mỏ đào; và cấm giao dịch tiền ảo.

Dữ liệu do Đại học Cambridge ở Anh công bố hôm 13/10. Cho thấy hoạt động đào tiền ảo tại Mỹ đã tăng hơn hai lần trong giai đoạn tháng 4-8 năm nay, khiến nước này sở hữu 35,4%; năng lực khai thác toàn cầu.

Samir Tabar, giám đốc chiến lược tại công ty Bit Digital, cho biết họ bắt đầu rút khỏi Trung Quốc từ năm 2020 và tăng tốc quá trình này khi những lệnh cấm được thực thi. Bit Digital giờ đã chuyển hoàn toàn hoạt động sang Mỹ và Canada.

“Lệnh cấm đào Bitcoin của Trung Quốc là món quà bất ngờ cho mỹ. Toàn bộ lĩnh vực này đã chuyển sang Bắc Mỹ. Cùng với những tiến bộ công nghệ, thiết bị và nhân lực của họ”, Tabar nhận xét.

Trở về Mỹ

Giới chuyên gia cho rằng khả năng bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ ở Mỹ. Là một trong những lý do thu hút thợ đào, bên cạnh lợi thế về giá điện rẻ; và chính sách ưu đãi thợ đào tại một số bang. Dù vậy, quá trình chuyển dịch này có thể chỉ trong ngắn hạn. Khi các nước Bắc Âu có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào với giá rẻ. Cùng khí hậu lạnh dễ làm mát những cỗ máy phải hoạt động không ngừng nghỉ.

Sự gia tăng hoạt động đào tiền ảo ở Mỹ cũng thu hút nhiều chỉ trích về môi trường, khi lượng điện tiêu thụ hàng năm của ngành này nhiều hơn cả Philippines. Nhiều người phản đối vì lo ngại các mỏ đào Bitcoin đang dựa vào nguồn năng lượng carbon, vốn góp phần dẫn tới biến đổi khí hậu.

Công nhân làm việc tại mỏ đào Bitcoin ở thị trấn Rockdale, bang Texas, Mỹ

“Thật khó tưởng tượng khi nhiều người cho rằng chúng tôi đang gây ô nhiễm; và tàn phá môi trường. Phần lớn năng lượng được lấy từ mạng lưới; của hệ thống điện lực Texas (ERCOT) và chúng đặc biệt thân thiện với môi trường”, Harris nói.

Công nhân làm việc tại mỏ đào Bitcoin ở thị trấn Rockdale, bang Texas, Mỹ
Công nhân làm việc tại mỏ đào Bitcoin ở thị trấn Rockdale, bang Texas, Mỹ

Dữ liệu năm 2020 của ERCOT cho thấy 46% nguồn cung năng lượng đến từ khí tự nhiên; 25% từ điện gió và điện Mặt trời, trong khi nhiệt điện từ than chiếm 18%.

Viktoriya Zotova, giáo sư kinh doanh tại Đại học Georgetown của Mỹ. Cho rằng giá điện mà thợ mỏ phải trả chính là vấn đề chìa khóa. Những nơi như bang Texas được ưu tiên vì thị trường không do chính quyền điều phối, cho phép các công ty đưa ra những điều khoản mềm dẻo hơn. “Về cơ bản, thợ mỏ có thể mua điện khi giá rẻ và ngừng mua khi giá tăng lên”, bà nói.

Một số thợ mỏ coi việc chuyển dịch từ Trung Quốc sang Mỹ là sự trở về đầy thú vị. Bit Digital có một mỏ đào ở thành phố Buffalo thuộc bang New York, nơi từng là trung tâm sản xuất của Mỹ nhưng đã mất vị thế khi hoạt động sản xuất chuyển dịch sang Trung Quốc. “Mọi thứ đang đi đúng một vòng và trở về nơi khởi đầu”, Tabar nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!