Rau mồng tơi món ăn giải nhiệt trong mùa hè

Vào mùa hè có rất nhiều loại rau thanh mát và bổ dưỡng. Nhưng tốt nhất vẫn phải nói đến loại rau mồng tơi, bởi vì nó là một loại rau tươi mát. Cây mồng tơi là một loại cây thân leo, có hoa và quả màu tím. Thân cây và lá của nó chứa chất nhớt có thể dùng nó để dưỡng da mặt. Vào mỗi mùa hè rau mồng tơi được xem là như rau vua. Ở trong Đông y, mới tơi có tính hàn, cộng thêm vào là 1 vị chua nhè nhẹ. Có dụng thanh lọc cơ thể, giúp lợi tiểu, có tác dụng làm đẹp da và trị các loại mụn nhọt. Nó là một loại rau rất dễ ăn và cũng rất dễ chế biến thành các món ăn giải nhiệt thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng. Nào bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng của món ăn này nhé !

Những điều cần biết về rau mồng tơi – Canh mồng tơi món ăn giải nhiệt ngày hè

Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía) hoặc Basella alba L. (thân xanh), họ Mồng tơi (Basellacease). Đây là cây rau thường được người dân Việt Nam trồng trong vườn nhà. Để lấy rau ăn, đặc biệt vào mùa hạ và thu và có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Cây mồng tơi thường thấy có dạng leo, có thể cho leo hàng rào để hái lá ăn dần; hoặc giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hoặc hình trái tim, màu xanh bóng.

Loại vua rau thực phẩm làm món ăn giải nhiệt
Rau mồng tơi loại rau giúp thanh nhiệt cơ thể vào mùa hè

Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt. Cây có thể cắt lá và ngọn ăn dần, sống vài năm nếu chăm bón tốt. Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng; và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác.

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau giàu vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C; calci, magie, sắt và một vài chất chống oxy hóa, chất saponin, một số acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải; vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.

Tác dụng của rau mồng tơi đối với chúng ta

Rau mồng tơi được xếp vào chương Các cây thuốc và vị thuốc nhuận tràng và tẩy trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính lạnh, hoạt, không độc. Tác dụng nhuận tràng, lợi đại tiểu trường. Chỉ định điều trị thường dùng cho người bị táo bón, đại tiện khó khăn; đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai bị táo bón…

Công dụng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi nghiền dùng để dưỡng da

Lá mồng tơi giã/vò nát hoặc chất nhầy trong rau có thể được dùng để đắp lên vết bỏng; rộp, mụn trứng cá, vết mẩn ngứa, sưng nề nhằm làm dịu vết thương. Thân và lá mồng tơi cũng được báo cáo có nhiều tác dụng như kháng ung thư (leucemia, melanoma, ung thư vùng miệng), chống viêm, chống ôxy hóa; điều trị thiếu máu (do chứa nhiều sắt) lợi tiểu, điều trị các bệnh lý đường ruột; kháng khuẩn… tại một số quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh…

Quả có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi. Để không bị bỏ lỡ những bài viết hay về các món ăn giàu giá trị dinh dưỡng, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!