Là cha mẹ, hãy cố gắng tránh những hành động sau đây với con cái. Những hành động này chúng có thể gây hại cho con bạn, làm con xa lánh bạn. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn giành điều tốt nhất cho con mình. Nhưng nói rằng con họ luôn sai không phải là một hành động sai lầm. Quá nhiều tiêu cực khiến con bạn thiếu tự tin và không có động lực để thử những điều mới. Đôi khi chỉ một câu hỏi và một hành động có thể khiến con bạn rời xa bạn. Cha mẹ cần hiểu cảm xúc của trẻ để biết trẻ muốn gì. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để nuôi dạy con hiệu quả nhất.
Những việc làm khiến con muốn tránh xa bạn
Đôi khi chỉ một câu hỏi “Ngày hôm nay của con thế nào?”, có thể khiến con muốn tránh xa bạn. Đó là lý do cha mẹ cần hiểu cảm xúc của trẻ để biết chúng thực sự muốn gì.
Đừng để cảm xúc tiêu cực của bạn ảnh đến con làm trẻ sợ lại gần
Bạn không cần che giấu cảm xúc của mình với con cái, nhưng phải biết cách quản lý và tìm ra giải pháp đối phó với cảm xúc đó tốt hơn. Cha mẹ thường nghĩ trẻ quá nhỏ để thấu hiểu, nhưng thực ra chúng khá nhạy cảm. Căng thẳng liên tục có thể khiến bạn cáu bẳn với mọi yêu cầu của con, làm trẻ sợ lại gần cha mẹ.
Đừng để trẻ nghĩ bạn thiếu quan tâm khiến tình cảm dành cho cha mẹ nhạt dần
Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có tâm sự nên khi chủ động tìm đến cha mẹ có nghĩa chúng muốn được quan tâm. Nếu bạn mải cuốn theo công việc mà không dành thời gian chất lượng cho con, đứa trẻ sẽ nghĩ mình không phải ưu tiên và không quan trọng. Cảm giác này khiến tình cảm của con dành cho cha mẹ nhạt dần.
Khi con đến gặp bạn vì muốn nói điều gì đó quan trọng, hãy dừng việc đang làm, giao tiếp bằng mắt và dành sự tương tác hoàn toàn với con.
Liên tục chất vấn làm con khó chịu
Hỏi đi hỏi lại con điều gì khiến chúng buồn có thể làm con khó chịu hơn và muốn giải quyết vấn đề một mình. Mỗi người muốn đối phó với căng thẳng theo cách khác nhau, con bạn cũng vậy. Thay vì thúc ép trẻ nói điều chúng không muốn, hãy hỏi con những câu ít trực tiếp hơn.
Tôn trọng con
Trẻ nhỏ đôi khi có những cảm xúc hoặc phản ứng bạn nghĩ rằng vớ vẩn. Nhưng thay vì trêu chọc, hãy chia sẻ kinh nghiệm hoặc kỷ niệm của chính mình để con giải quyết vấn đề của chúng tốt hơn.
Kể với người ngoài về bí mật của hai mẹ con làm chúng lo lắng
Nếu cha mẹ thích nói với người xung quanh những bí mật con chỉ muốn chia sẻ với họ, chúng sẽ chẳng dễ chịu gì. Hành động đó gây tổn thương cảm xúc của con, làm chúng lo lắng, thậm chí quyết định không tâm sự với cha mẹ nữa.
Bạn hỏi con về ngày của chúng trước
Khi trẻ choáng ngợp, bộ não chúng trở nên mệt mỏi và không thể suy nghĩ. Vì vậy, đừng nên rập khuôn hỏi: Hôm nay con thế nào?
Cách tốt nhất để con có thời gian giải tỏa tâm lý. Khi thấy thoải mái, chúng sẽ chủ động chia sẻ. Nếu con không cởi mở, bạn thử hỏi những câu cụ thể như: Cô giáo có thích bức tranh con vẽ không hoặc chơi với bạn nào ở lớp con thích nhất. Một cách khác để con tương tác là kể cho chúng nghe về ngày của bạn trước.
Kìm hãm sự chủ động của con
Trẻ muốn tự do hơn là điều bình thường và lành mạnh. Nhưng nhiều cha mẹ nghĩ con thiếu tôn trọng mình hoặc mình đang mất khả năng kiểm soát bé. Suy nghĩ này khiến họ muốn kìm hãm con nhiều hơn.
Thay vì đặt ra quy tắc chặt chẽ, hãy để con tự đưa ra quy tắc và quan sát chúng thể hiện thế nào. Khi con thấy bạn tin tưởng chúng, chúng sẽ trưởng thành, có trách nhiệm hơn bạn tưởng.
Kết luận
Ngoài ra một số cha mẹ nghĩ rằng việc khen ngợi con cái của họ là có hại. Vì vậy, họ tỏ ra rất khắc nghiệt với con cái. Những cha mẹ ích kỷ thường quan tâm đến sự chấp thuận của xã hội hơn là về cảm giác của con họ. Họ muốn trở nên hoàn hảo đến mức không có thời gian cho việc gì khác. Điều này khiến đứa trẻ tổn thương, không tìm thấy tiếng nói chung với cha mẹ và do đó, muốn xa lánh cha mẹ.