Tác dụng của nước ép cà chua

Nước ép cà chua là thức uống phổ biến được nhiều chị em yêu thích. Nước ép cà chua là thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh tật. Nước ép cà chua cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh với những lợi ích sức khỏe ấn tượng. Tuy nhiên, một số người tin rằng do hàm lượng natri cao nước ép cà chua có thể không tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ đi tìm câu trả lời chính xác nhất về việc uống nước ép cà chua có tốt không, uống nước ép cà chua vào thời điểm nào là tốt nhất?

Thành phần dinh dưỡng của nước ép cà chua

Nước ép cà chua là nước được ép từ quả cà chua tươi. Đôi khi còn được kết hợp với các loại rau, củ, quả khác như cà rốt, cần tây và củ cải.

Trong 240ml nước ép cà chua nguyên nhất 100% có thành phần dinh dưỡng gồm: 41 calo, 2g chất xơ; 2g protein và kali; magie, đồng; mangan vitamin A; vitamin K; vitamin C; vitamin B3 (niacin); vitamin B9 (folate); vitamin B1 (thiamin) và vitamin B6 (pyridoxine).

Nước ép cà chua là nước được ép từ quả cà chua tươi
Nước ép cà chua là nước được ép từ quả cà chua tươi

Chỉ cần uống 240ml nước ép cà chua là bạn đã gần như có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể và đáp ứng được 22% nhu cầu vitamin A hằng ngày của cơ thể. Vitamin C rất cần thiết với những người hút thuốc lá. Vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực, bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do.

Ngoài ra, nước ép cà chua còn có nhiều magie và kali – 2. Khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, nguồn vitamin B dồi dào có trong loại nước ép này. Sẽ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nước ép cà chua có tác dụng gì?

Giảm viêm

Nước ép từ quả cà chua có chứa các chất chống oxy hóa, tiêu biểu là lycopene (sắc tố thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe). Lycopene có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi nguy cơ tổn thương bởi các gốc tự do, từ đó làm giảm viêm trong cơ thể.

Giải độc cơ thể

Clo và lưu huỳnh có trong cà chua giúp gan và thận của chúng ta luôn trong trạng thái hoạt động khỏe mạnh. Từ đó, quá trình đào thải độc tố diễn ra tốt hơn.

Vì thế, mỗi ngày bạn nên uống một ly nước ép cà chua để thanh lọc cho cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nước ép cà chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Với hàm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao, nước ép cà chua còn có tác dụng phòng chống ung thư. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ một lượng cà chua và chế phẩm từ cà chua nhiều có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất lycopene từ cà chua giúp ức chế sự phát triển các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, thậm chí giết chết các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, nước ép cà chua còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, phổi, vòm họng, cổ tử cung, trực tràng, thực quản, đại tràng, buồng trứng,… Đồng thời, một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy các sản phẩm từ cà chua có tác dụng phòng chống ung thư da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nước ép cà chua có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như lycopene và beta-carotene. Giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như cholesterol cao, huyết áp cao và xơ vữa động mạch.

Hỗ trợ giảm cân

Trong nước ép cà chua có nhiều chất xơ và nước, nó mang lại cảm giác no cho những ai đang trong quá trình giảm cân. Không những thế, cà chua rất ít chất béo và không có cholesterol rất tốt để hỗ trợ cho việc giảm cân tại nhà của bạn.

Tác dụng khác

Cải thiện thị lực: Nước ép cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C dồi dào. Giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Đồng thời, cà chua còn có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hoá điểm vàng.

Làm sáng da: Lycopene có trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ da trước tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, giảm tình trạng nếp nhăn trên da.

Giảm lượng đường trong máu: Các chất chống oxy hóa trong nước ép cà chua giúp bảo vệ thành mạch và thận – những cơ quan dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cà chua còn chứa chất xơ và crom, ít carbohydrate nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có trong nước cà chua giúp bạn ngủ ngon hơn.

Giúp xương chắc khỏe: Vitamin K và canxi trong cà chua giúp giữ cho xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương.

Tốt cho gan: Cà chua có thể ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng tránh xơ gan.

Làm đẹp tóc: Các vitamin và chất sắt trong cà chua giúp phục hồi mái tóc bị tổn hại. Giúp mái tóc của bạn óng mượt hơn. Bên cạnh đó, cà chua có tính axit. Có thể cân bằng độ pH trong tóc nên nếu bị gàu và ngứa da đầu. Bạn có thể bôi nước ép cà chua lên tóc sau khi gội đầu, đợi khoảng 4 – 5 phút thì rửa lại bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn chú ý không sử dụng biện pháp này quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm tóc bị khô xơ.

Hỗ trợ giảm cân: Cà chua ít chất béo và không chứa cholesterol. Chứa nhiều chất xơ và nước nên sẽ giúp bạn cảm thấy no khi ăn, uống nước ép.

Cách làm nước ép cà chua tại nhà

 

Cách làm nước ép cà chua tại nhà
Cách làm nước ép cà chua tại nhà

Bạn có thể làm nước ép từ cà chua theo quy trình sau:

Cắt lát cà chua tươi, nấu 30 phút trên lửa vừa. Khi nấu, bạn có thể thêm vào một chút dầu oliu vì lycopene trong cà chua sẽ tan trong chất béo. Dầu oliu sẽ làm tăng hiệu quả của lycopene.

Bạn đợi cà chua nguội; cho vào máy xay sinh tố và xay tới khi hỗn hợp mịn như mong muốn. Sau đó, bạn lọc cà chua xay nhuyễn qua rây. Nếu sử dụng máy ép thì bạn không cần thực hiện công đoạn lọc bã cà chua.

Bạn có thể thêm vào nước cà chua một số loại rau như cần tây, ớt chuông đỏ. Để tăng hàm lượng dinh dưỡng và hương vị cho món nước ép này.

Nếu muốn làm nước ép nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng cà chua tươi thay vì nấu chín.

Lưu ý khi sử dụng cà chua/nước ép cà chua

Sử dụng cà chua chín tốt hơn cà chua sống. Nếu dùng cà chua sống, bạn nên chọn quả cà chua có màu sắc tự nhiên. Không bị ủng hoặc dập nát. Trước khi sử dụng bạn nên rửa sạch cà chua với nước muối. Để loại bỏ hóa chất và thuốc trừ sâu.

Không sử dụng cà chua và dưa chuộng cùng lúc vì dưa chuột có chứa enzyme catabolic. Có thể phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác, tiêu biểu là cà chua.

Không ăn/uống hạt cà chua vì cơ thể không tiêu hóa được. Trong quá trình luân chuyển thức ăn của đường ruột. Hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.

Không ăn, uống nước cà chua khi đói. Vì trong cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic. Nếu tiêu thụ vào lúc đói thì các chất này có thể phản ứng với axit, gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày. Thường gây phản ứng nôn mửa, đau bụng.

Không sử dụng cà chua nấu chín trong thời gian dài vì nếu nấu chín kỹ thì dinh dưỡng và hương vị của nó đều bị mất đi.

Không sử dụng cà chua xanh vì dễ gây ngộ độc thực phẩm. Với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, yếu sức, mệt mỏi,… .Thậm chí đe dọa tính mạng.

Không sử dụng quá nhiều cà chua. Vì có thể khiến cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này. Dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Do đó, với câu hỏi uống nhiều nước cà chua có sao không. Thì đáp án là người dùng nên tiêu thụ với lượng thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!