Động tác cúi người – Động tác đơn giản nhưng hiệu quả

Động tác cúi người là bài tập được Tạp chí Y học Thể thao Châu Á đánh giá là rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn nên dùng thử vì nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Đứng cúi người về phía trước là một tư thế yoga. Giúp kéo căng cứng lưng và gân kheo. Tên tiếng Phạn uttanasana bắt nguồn từ ut, có nghĩa là căng thẳng, tan, có nghĩa là kéo dài, và asana, có nghĩa là tư thế. Ở tư thế đứng cúi người về phía trước, hai chân chụm vào nhau và phần trên cơ thể cúi về phía trước sao cho đầu có thỏng tự do trên sàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các bài vận động tốt cho sức khỏe qua bài viết sau.

Động tác cúi người giúp cơ thể trẻ hóa vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ

Bài tập này được xem là một trong những động tác ít chuyển động nhất. Nhưng giúp cơ thể trẻ hóa vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. Các nhà khoa học khẳng định rằng nó giúp xác định cơ thể dẻo dai như thế nào; trong bao lâu và việc thực hành thuần thục các động tác này sẽ ngày một đẹp lên dù tuổi cao như thế nào.

Nghe có vẻ hấp dẫn và chị em tò mò đến bài tập rồi phải không? Khoan đã đừng nóng vội, hãy thử xem qua một ít lý thuyết. Để xác định tính thực tế của bài tập này đã. Đây vốn được xem là một bài thể dục chỉ cần áp dụng trong trạng thái tĩnh. Nhưng nó vẫn giúp loại bỏ co thắt các cơ bắp bên trong. Giúp tăng cơ bắp nhờ sự co kéo phần dây chằng và gân. Nó cũng đồng thời giúp cơ thể nhận nhiều oxy đưa đến tế bào. Làm sáng da hơn, trẻ hóa hơn nhờ giải phóng căng thẳng.

Động tác cúi người
Động tác cúi người giúp cơ thể trẻ hóa vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ

Dựa vào động tác cúi người đoán tuổi

Nếu cúi càng sâu, chạm sàn bằng cả bàn tay mà chân vẫn giữ chân thẳng, lúc này, cơ thể được chẩn đoán chỉ mới 20 – 25 tuổi mà thôi. Nếu cơ bắp có phần bị căng cứng, tay chỉ chạm được đến phần trên của bàn chân thì độ tuổi lúc này khoảng 38 – 50. Dần dần, nếu cơ thể quá khó uốn dẻo, cảm thấy quá đau và mệt mỏi, thì độ tuổi lão hóa ắt hẳn đang cao hơn rồi.

Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều cụ bà U70, U90 vẫn có thể thực hiện các động tác uốn cong và dẻo người siêu phàm hơn nữa. Vậy, bài tập này có nề hà chi, và đây được xem là động tác dễ nhất và cơ bản nhất cho tất cả mọi người. Bất kì phụ nữ trong độ tuổi nào cũng có thể thực hiện động tác giúp cơ thể mềm mại và dẻo dai hơn hẳn.

Dưới đây là trình tự động tác cúi người

Đầu tiên, đứng yên xoay tay, xoay hông, xoay cổ, vai và gáy trong 3 – 5p.

Tiếp theo, giữ hơi thở lại và thực hiện động tác hít sâu (phình bụng) và thở ra (hóp bụng). Hai chân cách một khoảng nhỏ, hai tay thả lỏng hai bên thân.

Hít sâu lại một lần nữa, hơi cong đầu gối lại một xíu. Sử dụng phần hông để từ từ gập người, cuộn tròn bụng xuống. Tiếp tục thở nhẹ nhàng cho đến khi chạm cả 2 bàn tay xuống sàn càng thấp càng tốt. Cố gắng ép ngực vào chân để cảm nhận sức căng từ hông; chân và lưng càng giữ thẳng càng tốt.

Tập động tác cúi người
Động tác cúi người tác động tới cơ bụng giúp vùng eo săn chắc và nhỏ gọn hơn

Giữ tư thế từ 15-30s. Khi muốn kết thúc tư thế, hít vào và đặt tay lên hông. Thở ra và từ từ nâng người lên trở lại tư thế đứng thẳng ban đầu.

Bằng cách uốn ít nhất 30 lần/ngày. Dây chằng và gân sẽ cảm nhận được sự khỏe mạnh, chắc chắn hơn. Nếu những lần đầu không thể thực hiện cúi gập sâu. Hãy để cơ thể nhẹ nhàng hơn, có thể ôm ngón tay vào đùi và hơi cong nhẹ đầu gối.

Thực hiện nhiều lần như vậy sẽ dần luyện được cơ dẻo dai và gập bụng hoàn hảo. Động tác còn có thể tác động tới cơ bụng, giúp vùng eo săn chắc và nhỏ gọn hơn. Tốt hơn, chị em nên thực hiện khi dạ dày và ruột còn rỗng hoặc sau khi ăn no vài giờ.

Kết luận

Ngoài ra, nếu bạn bị huyết áp cao hoặc thấp, hãy cẩn thận với tư thế này. Vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp của bạn, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.

Điều quan trọng là bạn không được gập người một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Khi đang trong tư thế để cố gắng kéo căng cơ hơn nữa. Hành động này có thể dẫn đến căng cơ và gân và không mang lại bất kỳ lợi ích nào so với việc kéo giãn tĩnh/chậm rãi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!